Việc sử dụng máy tính xảy ra lỗi là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên đối với những người dùng phổ thông như đa số chúng ta không thể tự mình giải quyết những lỗi đó và phải lên mạng tìm cách giải quyết. Nhưng mọi chuyện chưa dừng lại ở đây, các thao tác có thể sẽ rất rườm rà và khó thực hiện đối với người không rành công nghệ. Trong bài viết dưới đây, Thegioiphanmem giúp bạn tìm hiểu Troubleshoot là gì và những tác dụng sửa lỗi của nó trên Windows. Bắt đầu thôi.
Troubleshoot là gì?
Đầu tiên chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu Troubleshoot là gì. Về cơ bản đó là một công cụ, tính năng được Windows cài đặt sẵn trong hệ điều hành của mình nhằm mục đích giúp người dùng có thể tự động sửa chữa những lỗi cơ bản trong quá trình vận hành và sử dụng máy tính gặp phải.
Tên gọi đầy đủ của công cụ này là Trouble Shooting Tool. Công cụ này khá hữu ích khi bạn không cần phải mày mò quá nhiều về hệ thống mà chỉ cần vài thao tác cơ bản với công cụ này thì một số lỗi cơ bản của hệ thống có thể được giải quyết ngay là luôn chứ không cần đưa máy tính đến cửa hàng sửa chữa hay bảo hành. Nó khá có ích khi giúp bạn giải quyết vấn đề mình gặp phải và tiết kiệm kha khá thời gian khi đi sửa chữa ngoài.
>> Xem thêm: cài đặt thời gian màn hình chờ win 10 chi tiết nhất
Tác dụng của Troubleshoot là gì?
Vậy cụ thể công dụng của Troubleshoot là gì? Như bạn đã biết thì khi sử dụng Windows chúng ta thường gặp phải những lỗi vặt của hệ thống mà một người dùng phổ thông không có khả năng sửa chữa trực tiếp mà phải nhờ một công cụ tự động fix lỗi cho mình. Đó là cách mà Troubleshoot ra đời.
Các lỗi hệ thống cơ bản mà bạn có thể sử dụng Troubleshoot để giải quyết đó là những vấn đề về mạng (WiFi và mạng dây), hệ thống âm thanh, Bluetooth, lỗi cập nhật của Windows, lỗi bàn phím, pin, khả năng tương thích của ứng dụng ngoài với hệ thống,… có rất nhiều mục mà bạn có thể tìm hiểu.
Cách sử dụng Troubleshoot trên Windows
Tiếp đến là cách sử dụng Troubleshoot trên Windows cho các bạn mới làm quen và cả những bạn sử dụng Windows lâu nhưng chưa biết về Troubleshoot.
Cách sử dụng Troubleshoot Win 10
Đầu tiên sẽ là cách sử dụng Troubleshoot Win 10. Để có thể tìm cách sử dụng được nó thì bạn phải biết cách tìm công cụ Troubleshoot ở đâu.
Các bạn có thể tìm công cụ Troubleshoot bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + S rồi sau đó nhập vào “troubleshoot“. Chọn vào mục Troubleshoot Setting hiện ra ở đầu mục danh sách.
>> Đọc thêm: tắt màn hình chờ máy tính thế nào
Hoặc bạn cũng có thể tìm đến công cụ này bằng cách vào Start chọn Setting -> Update & Security. Tại đây các bạn chọn mục Troubleshoot.
Tiếp đến bạn chọn vào Additional troubleshooters.
Ở đây sẽ hiển thị tất cả những mục nội dung mà công cụ Troubleshoot có thể giúp bạn sửa chữa tự động như hình minh họa dưới đây.
Để có thể thực hiện sửa chữa (troubleshoot) một vấn đề thuộc nhóm nào đó, bạn chỉ cần click chọn vào chủ đề đó là được rồi sau đó chọn Run the troubleshooter.
Nó sẽ mất một khoảng thời gian đề có thể tìm được căn nguyên của vấn đề, việc bạn cần làm là chỉ cần nhấn nút Next, và chọn đúng thiết bị mình cần sửa chữa là được.
Các mục bạn có thể Troubleshoot bao gồm:
Internet Connections: Các kết nối mạng, Internet không dây.
Playing Audio: Fix lỗi về trình âm thanh
Printer: Các lỗi liên quan đến máy in
Windows Update: Lỗi về cập nhật Windows
Bluetooth: Lỗi liên quan đến bluetooth
Incoming Connections: Tìm và sửa lỗi các kết nốimáy tính khác và tường lửa
Keyboard: Lỗi liên quan đến bàn phím máy tính
Network Adapter: Lỗi liên quan đến adapter mạng (dây mạng)
Power: Lỗi về năng lượng hay việc kéo dài thời lượng pin của máy tính
Program Compatibility Troubleshooter: Lỗi về việc tương thích của ứng dụng với hệ thống
Recording Audio: Tìm và sửa lỗi liên quan đến việc thu, ghi âm âm thanh
Search and Indexing: Tìm và sửa lỗi với Windows Search
Shared Folders: Mục liên quan đến việc chia sẻ tệp tin giữa 2 máy tính với nhau
Speech: Sửa lỗi liên quan đến microphone
Video PlayBack: Tìm và sửa lỗi liên quan đến việc chạy và xem video
Windows Store App: Lỗi về cửa hàng Store của Windows và các ứng dụng của nó.
Cách sử dụng Troubleshoot Win 7
Tiếp đến là cách sử dụng Troubleshoot Win 7. Đầu tiên bạn có thể tìm đến công cụ này theo các bước sau đây:
Bước 1: Vào Start chọn Control Panel.
Bước 2: Trong mục System and Security các bạn chọn Find and Fix problems.
Bước 3: Sau khi đã vào được cửa sổ Troubleshoot computer problems. Các bạn có thể chọn vào một trong các mục xuất hiện ở phía dưới tùy theo vấn đề nào bạn đang mắc phải.
Lưu ý: Vì các tính năng cho Troubleshoot trên Win 7 còn hạn chế do đó nếu bạn muốn tải thêm để có nhiều lựa chọn sửa lỗi hơn thì bạn có thể chú ý đến mục được khoanh đỏ trong hình phía dưới đây. Chọn Yes để hệ thống tải thêm cài đặt.
Program: giải quyết các vấn đề về phần mềm hay ứng dụng.
Hardware and Sound: Giải quyết một số vấn đề liên quan đến phần cứng và âm thanh.
Network and Internet: Xử lý vấn đề về kết nối và mạng Internet.
Appearance and Personalization: Giải quyết vấn đề liên quan đến hiển thị, cá nhân hóa.
System and Security: Hệ thống và bảo mật.
Cần làm gì khi Troubleshoot Windows không có tác dụng
Việc sau khi sử dụng Troubleshoot mà vẫn chưa giải quyết được vấn đề của mình thì bạn có thể gửi thông tin phản hồi về vấn đề đó tại mục Give feedback on this troubleshooter.
Tiếp đến bạn hãy tìm đến sự hỗ trợ trên mạng và tìm cách giải quyết vì có rất nhiều thông tin chia sẻ về vấn đề bạn gặp phải và làm sao để giải quyết nó một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Hoặc một cách khả dĩ cuối cùng đó là bạn hãy đưa ngay máy tính của mình đến trung tâm sửa chữa gần nhất vì việc máy tính gặp vấn đề mà các cách tham khảo trên mạng cũng khó có thể giúp bạn giải quyết vấn đề đó. Thêm một điều khiến bạn nên đưa máy đi sửa chữa thay vì là tự sửa ở nhà khi còn là người không quá rành về công nghệ đó là bạn có thể làm theo hướng dẫn của ai đó và khiên máy của mình trở nên trầm trọng hơn. Và việc kiếm người sửa có chuyên môn là việc nên làm.