Với sự tiến bộ của công nghệ hiện đại trong những năm gần đây, đặc biệt là trong lĩnh vực game, khi mà trải nghiệm chơi game tốt là tiêu chí mà hầu như tất cả mọi game thủ luôn hướng tới. Thế nên, việc chơi các game cũ với độ phân giải thấp trên nền tảng phần cứng mạnh mẽ đôi khi lại gây ra những vấn đề lớn, chẳng hạn như: hình ảnh bị mờ, vỡ hạt v.v…
GPU Scaling là gì?
GPU Scaling là một tính năng kỹ thuật cho phép bạn điều chỉnh tỷ lệ khung hình của một tựa game nào đó dựa trên độ phân giải màn hình nhằm mục đích xuất hình ảnh với chất lượng cao. Ví dụ, GPU là một dạng vi xử lý máy tính hoạt động chuyên biệt trong việc tạo hình ảnh để xuất ra màn hình, giúp việc chơi game cũng như phát video trở nên thú vị và hấp dẫn hơn.
>> Đọc thêm: Bật HDR trên windows 10 chi tiết nhất
GPU Scaling có những ưu/nhược điểm gì?
Hãy tưởng tượng rằng bạn đang chơi một tựa game yêu thích, nhưng bạn nhận thấy rằng hình ảnh trong game có tỷ lệ khung hình không chính xác và bị kéo giãn, điều này ảnh hưởng khá tiêu cực đến trải nghiệm chơi game của bạn. Đó là lúc tính năng GPU Scaling phát huy hết vai trò của mình. Tuy nhiên, giống như các phương pháp kỹ thuật khác, việc kích hoạt tính năng GPU Scaling cũng có khá nhiều ưu/nhược điểm.
Ưu điểm:
GPU Scaling cho phép độ phân giải của màn hình hiển thị video bằng cách sử dụng một số tùy chọn tỷ lệ. Các tùy chọn này bao gồm kéo dài độ phân giải để vừa với màn hình, giữ nguyên tỷ lệ khung hình và đặt các thanh màu đen ở vị trí ngang hoặc dọc. Dưới đây là cách mà những tùy chọn này khiến cho GPU Scaling đem lại lợi ích cho các game thủ trực tuyến:
- Duy trì tỷ lệ khung hình – Chế độ chia tỷ lệ này cho phép bạn giữ nguyên tỷ lệ khung hình của trò chơi khi chơi ở chế độ toàn màn hình, ngay cả khi bạn tăng thiết lập các thông số về đồ họa. Ngoài việc duy trì tỷ lệ khung hình, GPU Scaling cũng giúp che đi các phần background thừa bằng các thanh màu đen (ngang, dọc).
- Căn giữa hình ảnh – Tính năng này rất hữu ích khi độ phân giải của tựa game gốc nhỏ hơn độ phân giải của màn hình. Bằng cách chọn chế độ chia tỷ lệ này, bạn có thể căn giữa hình ảnh trên màn hình và sẽ có các thanh màu đen bao quanh khung hình để lấp đầy chỗ trống.
- Hỗ trợ chơi game toàn màn hình – Ở chế độ này, hình ảnh sẽ được kéo giãn sao cho vừa với toàn bộ màn hình. Tuy nhiên, với việc phóng lớn độ phân giải của tựa game gốc để vừa kích thước toàn màn hình thường dẫn đến việc hình ảnh kém và chất lượng đồ họa xấu. Nguyên nhân là do sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ khung hình (thông thường việc phóng to hình ảnh từ độ phân giải thấp sẽ dẫn đến sự sụt giảm về chất lượng hình ảnh). Mặc dù việc kéo giãn khung hình sẽ không được khuyến khích nếu bạn chú trọng vào chất lượng hình ảnh, tuy nhiên đây cũng là một sự lựa chọn dành cho bạn – cũng là điều khiến chế độ này trở thành một lợi thế.
Tựu chung lại, GPU Scaling đem lại lợi ích cho những game thủ với sở thích tìm và trải nghiệm các tựa game cũ mà không bị ảnh hưởng quá nhiều do sự khác biệt về độ phân giải màn hình (xưa & nay).
Nhược điểm:
Một trong những nhược điểm của GPU Scaling – Input lag (độ trễ đầu vào). Ví dụ: Việc sử dụng tính năng GPU Scaling cần nhiều thời gian để xử lý hơn so với việc hiển thị hình ảnh “nguyên bản”. Mặc dù độ trễ ở đây không đáng kể, nhưng khi bước vào game, đó lại là một câu chuyện khác.
Trong trường hợp này, bạn có thể dễ dàng nhận thấy độ trễ trong các thao tác game, điều này tạo nên một điều kiện gọi là Input lag (độ trễ đầu vào). Về cơ bản, input lag gây ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm chơi game của bạn, các thao tác trên màn hình & click vào nút bấm trong game sẽ tốn một khoảng thời gian để nhận lệnh từ bạn và hiển thị trên màn hình. Khi điều này xảy ra, bạn phải quyết định xem liệu ảnh hưởng của input lag do việc mở rộng tỷ lệ hiển thị bằng tính năng GPU Scaling có đáng để bạn phải đánh đổi hay không.
Hơn nữa, tính năng này cũng có thể không phù hợp khi đánh giá hiệu suất chơi game với độ phân giải thấp hơn. Trong trường hợp này, tỷ lệ hiển thị có thể được ưu tiên sử dụng hơn là GPU Scaling.
Như đã đề cập ở trên, GPU Scaling rất lý tưởng cho các tựa game xưa cũ. Tuy nhiên, nếu bạn đang chơi những tựa game mới, đừng nên sử dụng tính năng này vì nó sẽ gây hiện tượng input lag, ảnh hưởng đến hiệu suất tổng thể của trò chơi.
>> Đọc thêm: Hướng dẫn quay màn hình windows bằng phần mềm có sẵn
Cách bật tính năng GPU Scaling
Việc bật tính năng GPU Scaling trong phần thiết lập của card đồ họa Radeon yêu cầu phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. nếu không, bạn không thể sử dụng tùy chọn này. Hãy kiểm tra các yêu cầu bên dưới để có thể sử dụng GPU Scaling:
- Tính năng GPU Scaling bắt buộc phải có kết nối kỹ thuật số để có thể sử dụng, chẳng hạn như đầu cắm HDMI, đầu DVI và mini DisplayPort…Nếu thiếu một trong số những loại kết nối kỹ thuật số kể trên, tính năng GPU Scaling sẽ không hoạt động được.
- Bạn phải cài đặt driver mới nhất cho card đồ họa của mình.
- Thiết lập chế độ hiển thị của màn hình về độ phân giải cố định (native resolution) cũng như thông số refresh rate, và tinh chỉnh độ sáng màn hình.
Khi bạn đã hoàn tất kiểm tra và thiết lập lại theo các yêu cầu trên, chúng ta sẽ sang bước tiếp theo – Hướng dẫn bật tùy chọn GPU Scaling:
- Vào phần thiết lập Radeon bằng cách nhấn chuột phải trên Desktop. Sau đó, click vào tùy chọn AMD Radeon Setting.
- Sau khi cửa sổ thiết lập hiện ra, click vào Display.
- Tìm tùy chọn GPU Scaling và kích hoạt nó. Khi kích hoạt xong, màn hình sẽ tự động chuyển sang màu đen trong một khoảng thời gian ngắn.
- Sau khi bật tính năng GPU Scaling, bạn có thể chọn chế độ mở rộng màn hình phù hợp với tình huống sử dụng thực tế.
Tổng kết
Khi bạn chọn sử dụng độ phân giải cao hơn, điều đó cũng đồng nghĩa với khả năng hiển thị đồ họa của máy tính trở nên chân thực và sống động hơn bao giờ hết.
Vì thế, nếu bạn là một game thủ thực sự quan tâm tới trải nghiệm đồ họa được tinh chỉnh kỹ càng và khả năng hiển thị hình ảnh trong trò chơi trực tuyến, hãy cố gắng ghi nhớ tất cả những thông tin trong bài viết này, đặc biệt là ưu và nhược điểm của GPU Scaling.