Zalo là một nền tảng mạng xã hội cho phép bạn chia sẻ video và gọi điện miễn phí, chỉ cần có kết nối internet là bạn có thể thỏa sức chia sẻ, gọi điện với bạn bè dù ở bất cứ đâu. Do là mạng xã hội lớn ở Việt Nam, với lượng người sử dụng đông đảo nên những người quản lý Zalo cũng phải đưa ra những chính sách để quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo nền tảng được trong sạch và hợp thuần phong mỹ tục nhất có thể. Khi đăng kí tài khoản là bạn đã phải chấp nhận tuân theo những điều khoản như vậy rồi. Trong quá trình sử dụng, vì vô tình hay cố ý mà bạn vi phạm cách chính sách đã thỏa thuận trước đó, tài khoản của bạn có thể bị khóa từ vài ngày cho đến vĩnh viễn tùy theo mức độ vi phạm. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách lấy lại tài khoản Zalo bị khóa vô cùng nhanh chóng và dễ dàng.
Tổng hợp 5 cách lấy lại tài khoản Zalo bị khóa cực kì nhanh chóng, hiệu quả
Gọi điện đến tổng đài của Zalo
Đây là phương pháp nhanh nhất để mở khóa tài khoản Zalo, bạn chỉ cần gọi 1900 561 558 với cước phí 2000đ/phút, sau đó nhấn phím 2 để gặp tổng đài viên. Sau đó bạn cần trình bày vấn đề đang gặp phải và nhờ họ mở lại tài khoản là được
Nhắn tin với nhân viên hỗ trợ
Trong trường hợp bạn không muốn gọi điện đến tổng đài thì có thể chat trực tiếp với nhân viên của hỗ trợ Zalo, tất nhiên là bạn sẽ phải mượn nhờ tài khoản của người thân, bạn bè để sử dụng rồi. Các bước thực hiện chi tiết như sau:
Bước 1: Vào mục Cá nhân > Chọn Cài đặt.
>> Xem thêm: Tổng hợp tài liệu cho người mất gốc hóa 8 9
Bước 2: Nhấn vào Thông tin về Zalo > Chọn Gặp vấn đề? Liên hệ chúng tôi ngay!
Bước 3: Chọn biểu tượng góc trái cuối màn hình > Nhập thông tin cần hỗ trợ.
>> Xem thêm: Tài liệu ôn thi chứng chỉ tin học chuẩn nhất ở đâu
Đăng kí tài khoản mới với số điện thoại cũ
Phương pháp này chỉ áp dụng khi tài khoản của bạn bị lỗi Zalo 2020, tức là lỗi tài khoản bị xóa vĩnh viễn.
Trong trường hợp này, tài khoản Zalo của bạn sẽ bị treo trong 2 ngày và bị xóa toàn bộ dữ liệu. Muốn lấy lại tài khoản này, bạn chỉ cần chờ hết 2 ngày thì đăng ký lại tài khoản mới bằng số điện thoại đó là được. Tuy nhiên, khi đăng ký mới thì danh sách bạn bè, dữ liệu tin nhắn trước đó của tài khoản sẽ bị xóa toàn bộ.
Khôi phục Zalo bị khóa khi quên mật khẩu
Bước 1: Vào tài ứng dụng Zalo tại giao diện đăng nhập, bạn chọn mục lấy mật khẩu → Zalo sẽ tự động gửi thông tin xác thực về số điện thoại mà bạn đã đăng ký → Tiếp theo các bạn nhập mã gửi về điện thoại.
Nếu chờ lâu quá mà không thấy Zalo gửi mã xác nhận về điện thoại thì bạn có thể nhấn nút gửi lại mã để yêu cầu hệ thống kiểm tra lại.
Bước 2: Nhập chính xác mã mà bạn nhận được và hệ thống sẽ cho phép bạn cài đặt lại mật khẩu mới. Sau đó bạn hãy nhớ nên tạo mật khẩu mạnh hơn, nó có thể chứa chữ, chữ viết hoa, số, hoặc ký tự để không dễ bị hack nữa.
Cách mở khóa Zalo khi bị hack
Bước 1: Để xóa tài khoản đã bị hack bạn thực hiện các bước sau: Vào mục cài đặt → Đến mục tài khoản và bảo mật → Chọn xóa tài khoản.
Bước 2: Nếu trong trường hợp bạn phát hiện ra số điện thoại mà bạn đăng ký Zalo đã bị chiếm đoạt (thường xảy ra khi đổi SIM) thì bạn có thể đổi số điện thoại khác bằng cách vào phần cài đặt sau đó đi đến mục tài khoản và bảo mật rồi thực hiện thay đổi số điện thoại.
Lưu ý khi mở tài khoản Zalo bị khóa
Không spam nhiều lần
Và hãy chú ý rằng không nên spam tin nhắn hoặc các cuộc gọi cho các tổng đài viên quá nhiều về vấn đề mở tài khoản Zalo bị khóa thì số điện thoại hay tài khoản của bạn sẽ được cho là spam và tài khoản của bạn có thể bị khóa vĩnh viễn luôn đấy, nên hãy xem xét và nhắn tin, gọi điện có chừng mực đừng lợi dụng để quấy rối các tổng đài viên nhé.
Chỉ đăng ký lại mới tài khoản với số điện thoại cũ sau 48h
Cách mở tài khoản Zalo bị khóa với số điện thoại cũ chỉ sau 48h thì bạn phải hoàn toàn đăng ký lại số điện thoại mới với Zalo. Ở một số trường hợp đặc biệt, sau khi qua 48 tiếng kể từ khi bạn xóa tài khoản Zalo nhưng lại không thể sử dụng lại số điện thoại cũ bởi vì hệ thống đã quá tải, chưa được hệ thống xử lý kịp. Nếu bạn gặp phải trường hợp này, đừng vội thoát ra và hãy cố gắng chờ thê một khoảng thời gian là có thể đăng nhập lại bình thường nhé!
Các nguyên nhân khiến tài khoản Zalo của bạn bị khóa
Sử dụng Zalo để chia sẻ các link có nội dung lừa đảo hoặc dính mã độc
Dù là vô tình hay cố ý thì các tài khoản chia sẻ hoặc phát tán những đường link lừa đảo trúng thưởng cũng sẽ bị khóa account. Tùy vào mức độ vi phạm của người dùng có nghiêm trọng hay không mà tài khoản Zalo của bạn sẽ bị cấm sử dụng trong 30 ngày hoặc hơn.
Ngoài ra các tài khoản Zalo có hành vi chia sẻ link, cổ súy chia sẻ link lừa đảo cũng sẽ bị Zalo cấm số điện thoại trên hệ thống. Chính vì vậy, trước khi click hay chia sẻ các đường link, bạn nên cẩn thận kiểm tra cho thật kỹ để tránh bị hệ thống khóa tài khoản. Nhưng cũng có những trường hợp bị hacker sẽ lấy tài khoản và tiếp tục lừa những người tiếp theo.
Vi phạm về các nội dung bản quyền
Vấn đề vi phạm bản quyền là vấn đề được cả thế giới quan tâm. Một sản phẩm nào đó được làm ra dựa trên công sức, trí tuệ của một người nên cần được tôn trọng và bảo vệ. Khi bạn chia sẻ dịch vụ có bản quyền mà chưa mua hoặc chưa nhận được sự đồng ý của bên sở hữu thì khả năng sẽ bị khóa tài khoản. Đây cũng là một chính sách được yêu cầu trên điều khoản khi bạn bắt đầu đăng ký sử dụng Zalo.
Zalo sẽ ngay lập tức khoá tài khoản Zalo của bạn nếu như bạn đang có ý định chia sẻ các dữ liệu vi phạm bản quyền vì một trong các chính sách yêu cầu người dùng tuân thủ của Zalo đó chính là chính sách tôn trọng bản quyền tác giả, tác phẩm. Đặc biệt là bạn mạo dành một ai đó để chia sẻ các thông tin thất thiệt, hay đăng tải các dịch vụ, tác phẩm chưa có sự cho phép của tác giả.
Đăng tải, chia sẻ những nội dung nhạy cảm
Đăng và chia sẻ video, ảnh nóng chính là một trong những hoạt động bị cấm trên Zalo. Khi bạn đăng ảnh nóng, ảnh nhạy cảm hoặc chia sẻ hình ảnh có nội dung đồi trụy đi trái với chuẩn mực xã hội cũng như là thuần phong mỹ tục, Zalo sẽ phát hiện và chặn tài khoản của bạn. Hệ thống sẽ xác nhận bạn sử dụng Zalo sai mục đích và chặn quyền truy cập của bạn.
Bị người xấu hack tài khoản
Vì một lí do nào đó mà bạn bị người khác hack mất tài khoản để dùng vào những mục đích xấu, gây ảnh hưởng đến cộng đồng, vi phạm những chính sách của Zalo thì sẽ tự động bị khóa lại nhằm bảo vệ quyền lợi của người dùng
Quên mật khẩu và nhập lại quá nhiều lần
Một lý do tiếp theo khiến tài khoản Zalo của các bạn bị khóa đó chính là tài khoản có quá nhiều người đăng nhập vào. Khi đó, Zalo sẽ kiểm duyệt và xem rằng tài khoản của các bạn bị hack nên sẽ tự động khóa lại tài khoản Zalo của bạn để bảo vệ tài khoản của bạn, tránh việc cho kẻ xấu sử dụng tài khoản Zalo đó bị kẻ xấu sử dụng cho mục đích không chính đáng.
Hy vọng với những chia sẻ ở trên của Thegioiphanmem.net có thể giúp bạn giải quyết được vấn đề khi tài khoản Zalo bị khóa cũng như biết cách để bảo vệ tài khoản của mình. Nếu thấy thông tin trong bài hữu ích, đừng quên chia sẻ đến bạn bè, người thân mình cùng biết nhé